Bốn chấm không

Bốn chấm không

Đây là bài viết tổng hợp lại những điểm nhấn trong Bốn Chấm Không, một podcast dành cho dân công nghệ chia sẻ câu chuyện từ những người thành công.

Tôi viết bài này tổng hợp lại những điểm nhấn trong Bốn Chấm Không với mục đích là giúp bản thân mình dễ dàng tra cứu lại sau này. Việc nghe lại một podcast dài gần 1 tiếng dù các hosts đã đính kèm mục lục nhiều khi khá tốn thời gian, trong khi tôi còn một danh sách dài những thứ phải đọc và nghe.

Podcast được tạo bởi hai bạn nữ tài năng là Trúc GiangThùy Ngân. Nội dung podcast chia sẻ câu chuyện từ những người thành công và những lời khuyên về nghề nghiệp và cuộc sống.

Đây là link playlist nghe các tập trên nền tảng Spotify. Nếu thấy quảng cáo đau tai quá thì bạn có thể nghe trên các nền tảng khác như Apple podcast, Google Podcasts và listennotes.

Profile khủng của hosts và speakers

Host Trúc Giang - Tập 11 + 12

Bạn Trúc Giang từng học tại UCLA, hiện đang làm ở một công ty khởi nghiệp tại San Francisco, công ty chuyên về mảng công nghệ cho quảng cáo.

Sở thích: lướt sóng, đi lặn, đi du lịch bụi, đi cắm trại và học ngôn ngữ (Tiếng Nhật và Tiếng Hoa).

Host Thùy Ngân - Tập 11 + 12

Bạn Thùy Ngân từng học tại Yale, hiện đang làm kỹ sư nghiên cứu tại DeepMind, một công ty nghiên cứu trí tuệ nhân tạo.

Sở thích: trượt băng nghệ thuật và các bộ môn nghệ thuật thủ công như vẽ, chơi đàn và viết thư pháp.

Trần Lê Hồng Liên - Tập 1 + 2

Chị Liên là kỹ sư phần mềm kiêm nhà sản xuất âm nhạc. Đây là bài báo viết về thành tích đáng ngưỡng mộ của chị vào năm 2012.

Screenshot from 2021-12-08 00-03-31.png

Sunny Hiền Nguyễn - Tập 3 + 4

Chị Sunny đang làm Project manager, tốt nghiệp bằng Thạc sỹ Quản trị kinh doanh từ trường Haas tại Đại học Berkeley.

Đoàn Nguyễn Tuấn - Tập 6

Tuấn tốt nghiệp cử nhân ngành Khoa học dữ liệu và xác xuất thống kê tạo trường Đại học Yale, đang làm Nhà khoa học dữ liệu tại Quora, một công ty khởi nghiệp tại thung lũng Silicon với nền tảng đặt câu hỏi và trả lời.

Zoe Vân Nguyễn - Tập 7

Chị Zoe từng là Content Data Analyst (phân tích dữ liệu nội dung) tại Facebook và Product Manager (quản lý sản phẩm) tại start-up Elsa.

Chân Lê - Tập 9

Anh Chân Lê từng là kỹ sư phần mềm và Tech Lead tại Salesforce, Facebook, Asana, và Misfit.

Lam Đỗ - Tập 10

Lam hiện đang là kỹ sư phần mềm tại Facebook, Luân Đôn, từng đạt học bổng toàn phần hội thảo Grace Hopper khi còn là sinh viên Đại học công nghệ thông tin TP.HCM.

Dũng Bùi và Gia Linh - Tập 11 + 12

Hai co-founders của Ta Đi Tây, một podcast về những câu chuyên thực tế, lời khuyên về đi du học và sống và làm việc ở nước ngoài.

Những khuôn mẫu

Mười ba tập, mỗi tập đều có một khách mời xuất sắc trong ngành công nghệ. Mỗi người một vẻ, ai cũng có những chiến lược và sở thích khác nhau. Tuy nhiên, đây là những điểm chung nổi bật (khuôn mẫu) mà tôi thấy từ họ hay từ bất cứ người giỏi khác mà tôi được biết câu chuyện của họ.

Bắt đầu sớm

Tất cả họ đều bắt đầu từ rất sớm (từ cấp 2, cấp 3, đại học) và đều có định hướng sớm. Họ đều là người tò mò về thế giới xung quanh.

Tôi rút ra hai điều là:

  • Nếu bạn bắt đầu muộn, giả sử 23 tuổi mới nhận ra mình lãng phí tuổi trẻ chẳng hạn thì đừng có lo vì bạn còn có RẤT RẤT nhiều năm còn lại để phấn đấu. Không có nỗ lực nào là uổng phí cả.

Tôi từng đọc ở một cuốn sách rằng

Giả sử bạn cố gắng học IELST mà không đạt được 8 chấm, thì cái bạn ngã xuống là 7 chấm, 6 chấm. Bạn giỏi hơn số đông rất nhiều.

Đại ý của câu ấy là cứ làm đi đừng hỏi rằng làm bao lâu thì xong vì cứ ngóng mãi cái đích đấy rồi thấy con đường mình đi dài quá nên nản. Cứ làm đi, trải nghiệm đi, sai và sửa thì thành công sẽ đến với bạn.

  • Trước khi có gia đình hãy nghĩ tới sự phát triển của con cái bạn, hãy học cách nuôi dạy trẻ. Chúng ta không thể đẩy hết trách nhiệm giáo dục con cái mình cho nhà trường và xã hội. Có thể bạn chỉ là người rất bình thường nhưng biết đâu đấy con bạn sẽ thành những thiên tài có ích cho xã hội.

Sự chủ động và kỹ năng teamwork

Họ đều chủ động tìm kiếm những người cộng sự, người thầy giỏi. Mỗi speaker đều nhắn tới ít nhất một vài người đã làm nên sự thành công của họ. Ai cũng đề cao làm việc nhóm.

Chị Sunny (tập 3) chọn các khóa học mà những bạn học cùng đều có cùng background và cùng chí hướng giống mình với mục đích là "Biết đâu đấy sau này chị có thể tìm được co-founder cho một start-up trong tương lai của chị".

Chị Liên Trần thì nói trong tập 1 rằng

Những người thành công nhất là những người có khả năng hợp tác, trao đổi thông tin, lắng nghe, đưa ra quyết định cùng với người khác.

Khi host Ngân nhắc tới từ Circle of five trong tập 11 thì tôi nghĩ ngay tới câu nói nổi tiếng của Jim Rohn.

Thu nhập của bạn là trung bình của 5 người bạn tiếp xúc nhiều nhất.

You are the average of the five people you spend the most time with.

Đa tài

Điểm tôi quan tâm ngoài những bí quyết nghề là cuộc sống của họ sau công việc. Cuộc sống ấy như thế nào? Đa sắc hay đơn sắc? Cô bạn Trúc Giang thích lướt sóng và đi lặn. Cô bạn Thùy Ngân thích trượt băng nghệ thuật và các môn thủ công. Chị Liên Trần vừa là kỹ sư máy tính vừa làm nhà sản xuất âm nhạc. Anh Chân Lê có hiểu biết rộng về lĩnh vực tài chính và có rất nhiều lời khuyên về đầu tư bổ ích cho các bạn software engineer ở tập 9.

Khi bạn bị vây quanh bởi những con người sống hời hợt, đi làm, đi học để kiếm tiền, không tập thể dục thì những câu chuyện ấy như những tia sáng len lỏi khắp khoảng không u tối ấy. Như anh bạn Raxcolnicov gặp cô bé Xonia trong Tội ác và trừng phạt của Dostoevsky, để rồi tấm lòng trong sáng của cô khiến kẻ giết người thay đổi suy nghĩ.

Hope is being able to see that there is light despite all of the darkness.

Thử và sai (Try and errors)

Anh Dũng Bùi có nói trong tập 11 rằng

Ở Mỹ, mọi người không đợi sự cho phép từ bên ngoài để làm điều họ muốn ... Khi mà anh và Linh bắt đầu làm podcast thì anh chưa có kinh nghiệm gì liên quan tới podcast và thu âm. Nếu anh đợi cho tới khi anh đủ kiến thức rồi thì không biết bao giờ Ta đi Tây mới được lên sóng.

Cái gì mình thiếu thì mình không phải đợi người khác cho mình mà mình phải tự tạo ra cho mình.

Những lời khuyên dành cho các bạn trẻ

First-class citizen

Chị Liên Trần có kể câu chuyện về việc lý do chị lựa chọn giữa Apple (Công ty công nghệ) và BridgeWater (Quỹ quản lý tiền lớn nhất trên thế giới) (ở phút thứ 13 tập 2) vì ở BridgeWater thì Quant Trader mới là first-class citizen (hiểu là những người tạo ra nhiều giá trị nhất cho công ty nên sẽ được trân trọng nhiều hơn), không phải là Engineer.

Bài học ở đây là chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ về công ty trước khi ứng tuyển. Công ty này đang làm gì? Vị trí mình ứng tuyển sẽ làm gì? Liệu công ty này có cho mình những kỹ năng mình muốn không? ...

Với tôi, đây là cái lời khuyên hay nhất và đúng thời điểm nhất vì nó giúp tôi giải thích những lỗi sai của chính mình trong quá khứ.

Đặt ra nguyên tắc ngay từ đầu

Bài học từ chị Sunny là nói ra nguyện vọng bản thân, những thứ mình chịu được và không ... (Tôi đã không nhớ được là ở phút thứ bao nhiêu ở tập 3 và 4)

Khi đi làm, tôi thấy rất ít người nói ra mình muốn được hợp tác như nào khi vào một team mới. Đa số sẽ lao ngay vào đọc tài liệu, đọc code. Rồi khi có vấn đề gì sẽ "Một điều nhịn, chín điều lành".

Tôi nghĩ mọi người nên chủ động hơn, đặt ra những giới hạn cho riêng bản thân mình. Chỉ khi có những tiêu chí này thì bạn mới biết đâu là công ty phù hợp, đồng đội phù hợp.

Có nên nhảy việc?

Sau đây là những lý do mọi người nên cân nhắc nhảy việc từ anh Chân Lê ở tập số 8.

  • "Thời gian trung bình cho một công ty gắn bó với một công ty công nghệ là 1.5 năm. Vậy nên 2 năm không nhảy đã là lâu lắm rồi." Tôi không rõ anh ấy lấy số liệu từ đâu. Đây là con số trên tờ Business Insider ở một vài công ty công nghệ siêu bự. Uber khoảng 1.8 năm, Dropbox khoảng 2.1 năm, Tesla khoảng 2.1 năm.
  • Nâng cao kỹ năng cho bản thân.
  • Nhảy lương tốt hơn.

Cách để tìm những người thầy giỏi

Sau đây là bí quyết từ host Ngân, một người rất thành công trong việc tạo kết nối với những người giỏi.

Google những người nổi tiếng nhất trong ngành mà bạn quan tâm, đọc profile của họ, xem họ đã đi con đường như nào, đã học những gì để biết xem liệu họ có những kỹ năng mình mong muốn có không.

Hãy tìm cách liên lạc với họ qua Linkedin hoặc email hoặc ở các hội thảo. Bạn nên tìm hiểu trước vấn đề của mình trước khi tư vấn tìm lời khuyên. Tránh hỏi các câu chung chung. Ví dụ,

"Anh ơi, em muốn du học Mỹ thì giờ phải làm gì?".

Câu hỏi nên rõ ràng, chi tiết vào vấn đề mình cần hỏi. Ví dụ,

"Chào chị, em đang trong interview loop của Meta cho vị trí Enterprise Engineer Intern ạ. Qua tìm hiểu thì em biết chị đã từng làm vị trí này rồi, chị cho em hỏi vị trí này có khác gì so với SWE Intern không?"

Nguồn tài liệu hay

Đây là danh sách một số nguồn tài liệu mà tôi tâm đắc qua chia sẻ của các hosts và speakers. Bạn có thể xem thêm ở phần đính kèm mỗi podcast. Nếu bạn biết những nguồn hữu ích khác xin hãy comment vào bài viết này.

Books

  • So good they can't ignore you - Cal Newport
  • Deep work - Cal Newport
  • Digital minimalism - Cal Newport: cho những người cảm thấy bị cuốn đi bởi thế giới số.
  • Algorithm to live by - Kyoko Tazawa

Podcasts

  • Women in Data science: podcast phỏng vấn nhiều nhà khoa học dữ liệu, chia sẻ công việc, lời khuyên và bài học kinh nghiệm của họ với Giáo sư Margot Gerritsen từ Đại học Stanford.
  • For your innovation (FYI): nói về sự giao thoa giữa công nghệ và đầu tư
  • Lex Fridman: phỏng vấn rất nhiều người giỏi trong nhiều ngành nghề khác nhau, tập trung vào khoa học máy tính. Đây là một trong những kênh yêu thích của tôi và chính anh Lex cũng là nguồn cảm hứng cho tôi tập tạ.
  • Sam Harris

Websites

Social groups

Did you find this article valuable?

Support Anh Nhat Tran by becoming a sponsor. Any amount is appreciated!